Nền kinh tế Robinson Crusoe

Lý thuyết nền kinh tế Robinson Crusoe là một lý thuyết nền tảng được dùng để nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong kinh tế[1]. Lý thuyết trên đưa ra giả thuyết về một nền kinh tế với chỉ một người tiêu dùng, một người sản xuất và hai loại hàng hóa. Tiêu đề "Robinson Crusoe" là tên một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết cùng tên được viết bởi Daniel Defoe năm 1719.Nhiều nhà kinh tế chuyên ngành thương mại quốc tế nhận thấy tầm quan trọng của nền kinh tế được đơn giản hóa và lý tưởng hóa nói trên bởi vì nó có khả năng đơn giản hóa sự phức tạp của nền kinh tế trong thế giới thực. Các giả định ngầm là việc nghiên cứu nền kinh tế một tác nhân sẽ cung cấp những hiểu biết, những cái nhìn hữu ích về chức năng và hoạt động của một nền kinh tế trong thế giới thực với nhiều tác nhân. Lý thuyết về nền kinh tế Robinson Crusoe liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, hành vi của người sản xuất và điểm cân bằng trong nền kinh tế vi mô. Trong các lĩnh vực kinh tế khác, lý thuyết trên cũng được sử dụng như là một lý thuyết nền tảng. Ví dụ trong lĩnh vực tài chính công, lý thuyết nền kinh tế Robinson Crusoe được sử dụng để nghiên cứu về các loại hàng hóa công cộng đa dạng và các khía cạnh nhất định của lợi ích tập thể[2]. Nó cũng được dùng trong kinh tế học tăng trưởng để phát triển những mô hình tăng trưởng dành cho các nước kém và đang phát triển để có thể bắt đầu đi vào một con đường phát triển ổn định bẳng tiết kiệm và đầu tư hợp lý[3]. Nền kinh tế Robinson Crusoe chỉ có một cá nhân duy nhất, đấy chính là bản thân Robinson Crusoe. Ông ấy đóng vai trò vừa là người sản xuất muốn tối đa hóa lợi nhuận, vừa là người tiêu dùng muốn tối đa hóa ích lợi của mình[4]. Sự trao đổi thương mại có thể sẽ được diễn ra trong nền kinh tế này nếu có thêm sự xuất hiện của một người nữa, và đó là bạn của Robinson Crusoe, Thứ Sáu (Man Friday). Mặc dù trong cuốn tiểu thuyết thì Thứ Sáu chỉ đóng vai trò là người hầu của Robinson, nhưng trong lý thuyết nền kinh tế Robinson Crusoe thì ông ta được xem như là một người bình đẳng với Robinson và cũng có khả năng đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, các điều kiện của hiệu quả Pareto cũng có thể được phân tích bằng cách vận dụng khái niệm hộp Edgeworth[1].Các giả định cơ bản trong nền kinh tế Robinson Crusoe bao gồm:[5] 

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nền kinh tế Robinson Crusoe http://people.stfx.ca/tleo/MicroIILecture2.pdf http://www.cer.ethz.ch/resec/people/tsteger/Robins... //edwardbetts.com/find_link?q=N%E1%BB%81n_kinh_t%E... http://blogs.ft.com/maverecon/2009/03/the-unfortun... http://books.google.com/books?id=6AE6AAAACAAJ&dq=m... http://economictimes.indiatimes.com/opinion/guest-... http://www.questia.com/read/95848335 http://www.sparknotes.com/lit/crusoe http://elsa.berkeley.edu/~mcfadden/eC103_f03/Robin... http://isites.harvard.edu/fs/docs/icb.topic821018....